Đăng bởi 5 phản hồi

Mọc răng ở trẻ nhỏ và những điều mẹ cần biết

MỌC RĂNG Ở TRẺ NHỎ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Thời điểm mọc răng

Thông thường trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên nhiều người ngộ nhận rằng 6 tháng tuổi là thời điểm muộn nhất để bé mọc chiếc răng đầu tiên. Nếu bé 8 tháng tuổi rồi mà chưa mọc răng thì bé bị chậm mọc răng và điều đó là do thiếu canxi. Đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm, 6 tháng tuổi đó chỉ là dựa trên quan sát và thống kê lịch mọc răng của nhiều bé, đó không phải là mốc quy chuẩn cho mọi em bé. Khoảng 99% các bé sẽ mọc chiếc răng đầu tiên trong khoảng 6 – 12 tháng tuổi, chỉ có khoảng 1 % mọc răng đầu tiên trong khoảng 3-4 tháng tuổi hoặc sau 12 tháng.

moc rang 2
Mọc răng ở trẻ nhỏ

Vì vậy các mẹ hãy yên tâm khi bé nhà mình 6 tháng rồi mà chưa nhú răng nhé, và cũng không nên vội vàng kết luận là bé thiếu canxi hay vitamin D mà tự ý bổ sung thêm cho bé các loại thuốc này, sẽ rất nguy hiểm. Nếu con trên 12 tháng mà chưa mọc răng hay có những biểu hiện bất thường như vận động kém, thể lực kém thì hãy đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn.

Trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã có trường hợp bé mới chào đời đã có răng, nhưng trường hợp này vô cùng hiếm gặp và các bác sĩ sẽ phải làm thủ thuật nhổ chiếc răng đó đi để đảm bảo an toàn cho em bé.

Hãy tham khảo lịch thay răng của Bộ y tế được in trên sổ khám bệnh của bệnh viện Từ Dũ nhé.

moc rang
Lịch thay răng – Nguồn Bệnh viện Từ Dũ

Các dấu hiệu bé chuẩn bị mọc răng

Dựa vào đâu để biết bé sắp mọc răng? Khi các bé mọc răng sẽ có rất nhiều biểu hiện báo trước mà các mẹ cần lưu ý. Giai đoạn này bé cũng gặp một số vấn đề về sức khỏe mà bố mẹ nên chuẩn bị kiến thức và sẵn sàng tâm lý để chăm sóc bé khỏe mạnh. Nếu mẹ thấy bé có những dấu hiệu sau là bé sắp mọc rang rồi đấy.

Chảy nước dãi:

be-chay-nuoc-dai
Chảy nước dãi – Dấu hiệu trẻ chuẩn bị mọc răng

Việc những chiếc răng đòi nhô lên sẽ kích thích tiết nước dãi chảy ra nhiều hơn. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nên bố mẹ không cần lo lắng. Việc phải làm là giữ vệ sinh cho bé, hãy dùng khan mềm lau sạch dãi cho bé tránh dãi chảy xuống cổ hay áo gây mẩn ngứa, ướt át khó chịu.

Ngứa lợi và thích cắn:

Trẻ có xu hướng cho tay vào miệng hay nhai các đồ vật trong tay để giảm bớt sự ngứa ngáy đó. Một số bé còn nhay ti mẹ khi bú (cắn ti mẹ).  Hãy đảm bảo tay chân bé và đồ vật xung quanh bé vệ sinh sạch sẽ. Mẹ có thể chuẩn bị trước cho con đồ chơi gặm nướu chuyên dụng loại mềm cho bé, hoặc dùng dụng cụ trợ ti nếu bé hay cắn ti.

Baby chewing on baby toy --- Image by © Heide Benser/Corbis
Bé đang nhai đồ chơi — Ảnh: Heide Benser/Corbis

Mỗi lần bé cắn ti khi bú mẹ không nên la hét, việc đó khiến bé thích thú và tưởng đó là trò chơi hay. Hãy chịu đau một chút, không la hét mà nghiêm giọng nói với bé “Không được cắn ti mẹ”, vẻ mặt nghiêm nghị không cười đùa cộng với giọng điệu sẽ làm bé hiểu và lần sau bé sẽ không cắn nữa.

Ho

Bé có thể sẽ ho khục khặc nhẹ đấy, do việc tiết nước dãi nhiều gây ra. Mẹ hãy bình tĩnh theo dõi việc ho của con. Nếu ho không kèm sốt, hắt hơi, sổ mũi thì mẹ không cần lo lắng. Tuy nhiên nếu bé ho bất thường như ho nhiều, đỏ bừng mặt hoặc hơi tái khi ho, cố lấy hơi để ho, mệt mỏi, bỏ bú, bỏ chơi … thì hãy đưa bé đến bác sĩ thăm khám nhé.

Chán ăn và quấy khóc.

moc rang 5Việc mọc răng gây cho bé rất nhiều khó chịu, thậm chí là đau đớn. Đầu tiên mẹ sẽ thấy lợi bé xưng hơn, sau đó xuất hiện đầu răng nhú lên, và dần dần chiếc răng sẽ mọc hoàn chỉnh. Cả quá trình đó bé sẽ thấy rất khó chịu, có nhiều bé cảm thấy đau nhức ở nơi răng mọc nữa. Vì vậy sẽ có những bé khi ăn hay ti sẽ cảm giác đau, dần dần bé chán ăn tạm thời, hay sẽ quấy khóc.

 

Mẹ sẽ phải kiên trì cho bé ăn nhiều bữa trong ngày, khi bé khó chịu hãy hướng sự chú ý của bé sang vấn đề khác bằng cách cho bé nghe nhạc, đi dạo, chơi đồ chơi… Việc bé ăn ít và quấy khóc có thể làm bé chững cân hay sụt cân nhẹ, nhưng vấn đề đó sẽ hết khi chiếc răng mọc hoàn chỉnh, bé sẽ nhanh chóng ngoan ngoãn như bình thường.

Sốt và đi ngoài

Vấn đề mẹ quan tâm nhiều nhất là việc bé bị sốt và đi ngoài khi mọc răng. Không phải bé nào cũng sẽ sốt hay bị đi ngoài, nhưng bố mẹ cần chuẩn bị trước kiến thức về vấn đề này để kịp thời chăm sóc bé đúng cách và an toàn nhất._1278323859bemocrang2

Nếu trẻ chỉ bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ thì chỉ cần theo dõi, thưc hiện các biện pháp giảm sốt như: chườm nước mát ( nước 25 – 30 độ) chủ yếu chườm ở phần cổ, lách, bẹn giúp bé giảm nhiệt, dễ chịu, kết hợp cho bé bú nhiều. Tuyệt đối không chườm nước lạnh dễ gây sốc nhiệt hoặc bỏng lạnh cho bé.

Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì có thể dùng thuốc hạ sốt đúng liều lượng với độ tuổi của bé. Thực hiện chườm nước mát, kẹp nhiệt độ thường xuyên. Sốt cao kéo dài thì phải cho bé đi bệnh viện để bác sĩ thăm khám.

Khi trẻ bị đi ngoài từ 3 – 4 lần trong vòng 3 – 7 ngày mà lượng nước ra ít thì không cần lo lắng, bạn hãy giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé và cho bé ăn uống như bình thường. Nếu bé đi ngoài nhiều lần hơn, phân loãng nhiều nước và kéo dài thì cần bù nước và cho bé đi bệnh viện.

Moc rang dau hieu

Thời kỳ mọc răng của bé không chỉ một lần là xong, bé sẽ phải trải qua rất nhiều lần mọc răng để hoàn thiện hàm răng sữa của mình, mỗi lần mọc răng sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn dài tùy từng bé. Sau khi chiếc răng đầu tiên của con mọc hoàn chỉnh thì mẹ sẽ có kinh nghiệm cho những lần mọc răng kế tiếp của con. Hi vọng những kiến thức cơ bản trên sẽ giúp mẹ bình tĩnh, tự tin cùng con trải qua giai đoạn khó khăn này. Chúc các mẹ và các con luôn khỏe mạnh!

TutiMart

5 bình luận trong “Mọc răng ở trẻ nhỏ và những điều mẹ cần biết

  1. Bài viết rất bổ ích
    cái ảnh đầu tiên giống ảnh cu nhà mình quá

  2. Bé Bi nhà mình đag sưng lợi dưới, thời kì đầu tiên của bảng mọc răng 🙂

    1. bé nhà m cug vậy, nhìn cái răng đg nhú bé xíu

  3. Bé nhà mình hno mọc răng bị sốt, 2 vk ck cuống quít xin nghỉ làm, đến viện người ta đo nhiệt độ rồi cho về bảo sốt mọc răng
    Đúng là thiếu kiến thức quá, thanks bạn đã chia sẽ bviết

  4. Be nha minh 9 thag roi van chua co cai rang nao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *