Đăng bởi Để lại phản hồi

Mẹo dùng điều hòa mát rượi mà vẫn tiết kiệm điện trong những ngày nóng cực điểm

Mẹo dùng điều hòa mát, tiết kiệm điện trong ngày nắng nóng cực điểm

Có rất nhiều phương pháp đơn giản giúp bạn vừa tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa, lại vừa đảm bảo được quá trình làm mát cho cả gia đình mà chúng ta chẳng hề hay biết.

Những ngày gần đây, khi nhiệt độ môi trường tăng cao, cũng là lúc người dân gia tăng nhu cầu sử dụng quạt, điều hòa, máy phun sương, và các thiết bị làm mát khác. Tuy nhiên việc sử dụng một cách “vô tội vạ” các thiết bị này có thể sẽ khiến hóa đơn điện của bạn vào cuối tháng thêm “chồng chất”.

Hãy cùng tham khảo những mẹo nhỏ bên dưới đây để vừa giúp bạn làm mát căn phòng, và vừa tiết kiệm điện một cách hiệu quả.

Chế độ làm lạnh nhanh vừa không hiệu quả, vừa tốn điện. Chỉ nên để điều hòa ở mức 26 độ

Nhiều người sau khi đi trời nắng về thường có thói quén sử dụng chế độ làm lạnh nhanh để “giải nhiệt” vì nghĩ rằng, với chế độ này, thì không khí trong phòng có thể nhanh chóng hạ xuống tạo sự thoải mái cho người dùng.

mg-8162-1496466455707

Thực tế là khi bạn đi ngoài đường, nhiệt độ ngoài trời thường ở mức 30 – 38 độ C, do đó, khi về phòng bạn chỉ cần điều chỉnh nhiệt độ xuống khoảng 26 độ C là không khí đã dễ chịu hơn rất nhiều, vừa không khiến bạn quá sốc nhiệt, vừa tiết kiệm điện năng. Chế độ làm lạnh nhanh theo bản chất, là việc nhanh chóng hạ nhiệt độ xuống sâu từ 16 – 18 độ C. Việc hạ nhiệt độ sâu như vậy không những không làm bạn thoải mái hơn, mà còn tốn khá nhiều điện, vì khi đó, máy nén sẽ hoạt động tối đa để nhiệt độ hạ sâu, và liên tục duy trì chế độ hoạt động tối đa để giữ mức nhiệt này.

Khi bạn đặt điều hòa ở mức 26 độ C thì chiếc điều hòa chỉ hoạt động ở mức công suất hơn một nửa so với công suất cực đại của nó. Chúng tôi thử đo một chiếc điều hòa 9000BTU có công suất tiêu thụ tờ 875w đến hơn 1000w. Khi cho điều hòa hoạt động ở 26 độ C thì máy chỉ tiêu thụ gần 600w, bằng 1 nửa so với công suất cực đại. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm điện cho gia đình mà còn giúp chúng ta không phải dùng quạt “chạy bằng cơm” trong mùa nóng này. Do đang vào mùa cắt điện luân phiên để không bị thiếu điện, nếu ai cũng dùng điện một cách lãng phí tình trạng thiếu điện sẽ xảy ra, lúc này người chịu khổ lại là chính chúng ta.

Vì vậy trong thời tiết nắng nóng này bạn chỉ nên sử dụng điều hòa ở mức nhiệt độ 26 độ C để bảo vệ sức khỏe của chúng ta, đồng thời tiết kiệm điện cho gia đình.

Không chỉ thế, với nhiệt độ 26 độ C, thì máy nén cũng hoạt động thấp hơn, và không gây tốn điện, vì đương nhiên duy trì nhiệt độ ở mức 26 độ C sẽ tiết kiệm điện hơn rất nhiều so với mức nhiệt độ 16 – 18 độ C.Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, chế độ làm lạnh nhanh theo bản chất, là việc nhanh chóng hạ nhiệt độ xuống sâu từ 16 – 18 độ C. Việc hạ nhiệt độ sâu như vậy không những không làm bạn thoải mái hơn, mà còn tốn khá nhiều điện, vì khi đó, máy nén sẽ hoạt động tối đa để nhiệt độ hạ sâu, và liên tục duy trì chế độ hoạt động tối đa để giữ mức nhiệt này.

Sử dụng điều hòa kết hợp với quạt điện

20170603181204-screenshot-3-1496420403427
Khi được kết hợp, quạt trần sẽ giúp nâng cao khả năng lưu thông không khí lạnh ra khắp phòng, giúp vừa làm mát vừa nhanh, lại vừa giúp chúng ta dễ chịu hơn hẳn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng quạt trần trong khoảng từ 15 – 20 phút đầu khi mới khởi động điều hòa, sau đó nên tắt bớt, vì khi không khí trong phòng đã lạnh thì dùng quạt trần không còn hiệu quả nữa mà còn gây tốn điện.Kết hợp vừa bật điều hòa và quạt trần, hoặc quạt cây khiến chúng ta có cảm giác “tốn gấp 2 lần điện”. Tuy nhiên trên thực tế, đây lại là một trong những biện pháp đơn giản mà hiệu quả tới không ngờ trong việc vừa làm mát căn phòng, lại vừa giúp bạn tiết kiệm phần nào công suất điện.

Sử dụng các vật liệu cách nhiệt cho phòng

20170603181044-yom1457850841-1496420484350
Phương pháp đơn giản nhất là sử dụng mái tôn lạnh cách nhiệt cho trần nhà. Các vật liệu này giúp tản ánh nắng chiếu trực tiếp xuống trần nhà, từ đó hạn chế ảnh hưởng từ nhiệt độ môi trường vào bên trong căn phòng.Quá trình hoạt động của điều hòa bị ảnh hưởng khá nhiều từ nhiệt độ bên ngoài môi trường. Vì thế để tiết kiệm điện tối đa khi sử dụng điều hòa, điều bạn cần làm là hạn chế tối đa ảnh hưởng từ nhiệt độ bên ngoài đến nhiệt độ bên trong phòng.

Ngoài ra trần nhà màu trắng, tường nhà màu trắng hoặc các đồ vật tông sáng cũng giúp cách nhiệt tốt hơn là những màu tối, vì màu tối thường hấp thu nhiệt. Do đó, chỉ cần thay đổi màu sơn tường, hoặc bài trí đồ vật trong căn phòng, cũng giúp giảm tối đa ảnh hưởng nhiệt độ bên ngoài vào căn phòng, và giúp tiết kiệm điện hiệu quả khi sử dụng điều hòa.

Lắp đặt cục nóng đúng cách

 20170603181044-lap-dieu-hoa-ngoai-troi-1496420547930-gif
Cục nóng cũng cần được lắp cách tường ít nhất 30cm, vì nếu cục nóng trực tiếp gắn lên tường hoặc đặt gần, thì nhiệt tỏa ra từ cục nóng sẽ làm nóng ngược lại bức tường trong phòng. Điều hòa sau đó sẽ tốn không ít điện năng để làm mát lại phần tường bị nóng này trong quá trình duy trì mức nhiệt.Cục nóng thường được lắp bên ngoài trời, nhưng cần lưu ý rằng đây là bộ phận rất quan trọng để làm lạnh không khí trong phòng. Do đó, bạn cần lắp cục nóng tại nơi có ít ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào, nhằm hạn chế tối đa nhiệt độ từ mặt trời làm nóng cục nóng, và luống không khí được máy nén làm lạnh sẽ nhanh chóng được làm mát tốt hơn.

Thường xuyên, vệ sinh bảo trì điều hòa

20170603181044-khi-nao-can-nap-ga-dieu-hoa-1496420638477
Việc thường xuyên vệ sinh, đặc biệt là lọc gió của điều hòa sẽ vừa giúp tăng hiệu suất làm lạnh của điều hòa, vừa giúp tiết kiệm điện một cách tối đa trong quá trình sử dụng. Ngoài ra bất kỳ những hỏng hóc, hoặc trục trặc nào trong quá trình làm việc của điều hòa cũng nên lập tức được khắc phục, để điều hòa có thể hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện hơn.

Nguồn: Genk.vn và Vietnamnet

Đăng bởi Để lại phản hồi

Trẻ cư xử tệ hơn 800% khi có mẹ ở bên, lý do là đâu?

 Trẻ cư xử tệ hơn 800% khi có mẹ ở bên, lý do là đâu?

Có bao giờ bạn thắc mắc không hiểu vì sao con mình đang chơi ngoan ngoãn, vui vẻ, nhưng hễ nhìn thấy mẹ là có biểu hiện cư xử tệ như nhõng nhẽo, ăn vạ, khóc lóc…

Hẳn không ít bà mẹ đã từng cảm thấy vô cùng bất lực khi chứng kiến cảnh đứa con của mình đang rất ngoan ngoãn chơi với người khác, nhưng chỉ cần có mẹ ở bên là bắt đầu cư xử tệ bằng các biểu hiện cứng đầu khó bảo, ương bướng, nhèo nhẽo bám theo mẹ hay có những hành động mất kiểm soát, thậm chí là đánh cả mẹ nữa.

08-pic-10-lamgikhiconnhongnheo-1-1491131561145

Hầu hết trẻ đều nhõng nhẽo khi có mẹ (ảnh minh họa)

Nhưng đừng cho rằng đó là vì con không yêu mẹ hay con là đứa trẻ cá biệt và cảm thấy buồn rầu, chán nản. Hãy đi tìm sự đồng cảm và lời giải thích khoa khọc cùng với triệu triệu bà mẹ khác trên thế giới cũng đang ở trong tình cảnh tương tự:

Chỉ cần có mẹ là cư xử tệ hơn gấp 800%

Một nghiên cứu của khoa Tâm lý học, Đại học Washington, Hoa Kỳ từng tiết lộ rằng những đứa trẻ thường cư xử tệ hơn gấp 800% khi có mẹ ở gần. Thậm chí với trẻ dưới 10 tuổi, con số này còn tăng gấp đôi, lên tới 1.600%.

Kết quả này được đưa ra khi khảo sát 500 gia đình có con nhỏ và đo lường mức độ của những hành vi: đòi hỏi, khóc lóc, la hét, đấm đá, bực bội, nhõng nhẽo không chịu đi bộ, quên cách sử dụng từ ngữ sao cho đúng và cố tình làm nhiều trò ngốc nghếch của những đứa trẻ.img20170402180228570

Giáo sư Tâm lý hôn nhân – gia đình K.P Leibowitz còn đưa ra lời giải thích sâu hơn cho nghiên cứu này: “Những gì chúng tôi phát hiện ra là một đứa trẻ khoảng 8 tháng tuổi đang chơi rất vui vẻ, nhưng chỉ cần nhìn thấy mẹ bước vào phòng thì 99.9% sẽ bắt đầu khóc lóc, nôn ói và cần được mẹ chú ý ngay lập tức. Khoảng 0.1% còn lại là một đứa trẻ khiếm thị, nhưng một khi nghe tiếng của mẹ thì cũng liền ném đồ và đòi ăn nhẹ thứ gì đó dù cho vừa mới ăn xong. Điều này thật thú vị, hài hước làm sao!”.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dù cùng đưa ra một quy định xử phạt nào đó, với âm lượng giọng nói tương đương thì 100% những đứa trẻ sẽ nghe lời, có phản hồi tốt với người khác hơn là mẹ của chúng.

Bởi vòng tay của mẹ luôn là nơi an toàn nhất trên thế giới này

Đó chính xác là lời giải thích trọn vẹn nhất cho lý do tại sao trẻ cứ ở bên mẹ là cư xử tệ hơn đến 800%.

Trẻ yêu mẹ và biết rõ tình cảm này. Những đứa trẻ dần biết rằng, mỗi khi mình bị ngã, người chạy đến đỡ chúng, xoa dịu vết thương và ôm chặt chúng trong vòng tay vỗ về rồi tỏ ra xót xa, đau đớn vẫn luôn là mẹ. Trẻ cảm nhận được tình yêu của mẹ qua năm tháng. Và bắt đầu từ 2 đến 10 tuổi, khi có ý thức hơn, trẻ sẽ dần học cách chờ đợi những cái ôm của mẹ, tình yêu của mẹ theo bản năng mách bảo.

xu-li-khi-be-nhong-nheo-2-1491131561149
Tất cả những gì trẻ cần là sự chú ý của mẹ

Trẻ tin vào mẹ của mình. Những đứa trẻ biết rằng dù bất cứ điều gì đến và đi trong cuộc sống đi nữa thì mẹ luôn là người mà trẻ có thể tin tưởng được. Trẻ không tìm kiếm những ông bố, bà mẹ hoàn hảo, chúng chỉ cần biết rằng không ai khác sẽ ở đó đợi mình ngoại trừ mẹ cả. Mẹ là nơi an toàn nhất cho trẻ để được là chính mình trong tất cả những khoảnh khắc yếu mềm hay mạnh mẽ.

Trẻ cần mẹ. Mỗi khi trái tim nhỏ bé tổn thương, cảm thấy không ổn, mệt, đói hoặc đơn giản chỉ là cần những nụ hôn nhẹ, một cái ôm của mẹ thì đương nhiên, chúng sẽ cần đến mẹ. Thỉnh thoảng, chúng cảm thấy nhớ mẹ và không biết làm cách nào tốt hơn để thể hiện cảm giác của mình thay vì cố bám vào chân mẹ rồi hành động như thể thế giới vừa sụp đổ vậy. Giống như không có nơi nào khác trên thế giới này an toàn, thoải mái, mãn nguyện và đầy yêu thương hơn vòng tay của mẹ.

Trẻ tin mình có thể làm được. Hãy thực lòng thú nhận rằng, đôi khi, những người mẹ trở nên thật sự quá vô tâm, tìm cách ngắt kết nối hay không để ý đến vấn đề mà con của mình đang gặp phải. Khi ấy, trẻ sẽ tìm đủ mọi cách để mẹ trở về đúng nghĩa là người mẹ đầy tình cảm như trong lòng chúng. Và chúng phải thử đủ mọi cách để lôi kéo được sự chú ý của mẹ. Với trẻ, mọi sự chú ý dù là nhỏ của mẹ đều đáng giá cho nỗ lực của mình. Ngay cả khi sự chú ý ấy rất tệ.

Hãy đối xử với trẻ bằng sự cứng rắn (không khoan nhượng) hoặc “lờ” đi

Với những trẻ dưới 3 tuổi, hiện tượng nhõng nhẽo, ương bướng khi ở gần mẹ lại càng phổ biến vì trẻ vẫn chưa học được cách làm chủ các cảm xúc tiêu cực hoặc cách thể hiện mong muốn và cảm xúc của mình một cách hợp lý.

Trẻ thường cư xử một cách khác biệt để tìm kiếm sự chú ý từ mẹ. Nên nếu mẹ đáp ứng lại điều này, tức là chỉ cần chú ý đến trẻ bằng cách lại gần nói chuyện, nhìn hay chạm vào trẻ khi trẻ đang cáu giận, khóc lóc, đòi hỏi thì những hành vi này sẽ lại tiếp diễn diễn trong tương lai.

Dưới đây là một số giải pháp có thể giúp mẹ “đối phó” lại với sự ương bướng bất thường của trẻ khi ở bên mẹ:

Đầu tiên và trước nhất, cố gắng dạy trẻ kỹ năng đối thoại bằng lời nói mỗi ngày cho trẻ, nhất là với những trẻ đang học nói. Hãy nhìn vào mắt trẻ, nói rõ ràng, lặp đi lặp lại một từ đúng nghĩa khi đưa cho trẻ một vật nào đó và khuyến khích trẻ nói theo. Với việc tăng cường khả năng ngôn ngữ cho trẻ, những hành vi xấu sẽ dần được cải thiện.

Combo bảo vệ cho bé

Đặt mua Combo bảo vệ bé trong giai đoạn tập bò, tập đi của TutiMart. Hotline: 0969 023 990. Freeship nội thành Hà Nội.

Khi trẻ bắt đầu cáu giận với bố mẹ, hãy để trẻ tiếp tục làm việc đó trong khuôn khổ đảm bảo trẻ sẽ không làm đau chính mình hay ai khác. Khi trẻ tức giận xong, bế trẻ lên và khen ngợi trẻ vì đã dừng hành vi xấu của mình và cơ thể trẻ vẫn vẹn nguyên từ đầu đến chân là điều rất tốt.

Khi trẻ khóc lóc, nhõng nhẽo, chỉ cần làm điều duy nhất: không nói chuyện, không nhìn hay chạm vào trẻ. Mẹ cũng có thể lảng bé sang vấn đề khác hoặc chỉ cần để trẻ một mình đằng sau khi trẻ khóc. Nhưng chìa khóa để thay đổi hành vi này là cả bố và mẹ nên chú ý đến trẻ bất cứ khi nào trẻ nói ra một từ nào đó và bắt đầu nhắc lại từ đó với trẻ.

Nguồn afamily.vn

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bác sĩ chỉ cách nhận diện cơn ho cần dùng thuốc hay không khi trời nồm

Thời tiết nồm ẩm, nhiều trẻ ho như cuốc kêu. Với các bà mẹ, con chỉ húng hắng ho vài tiếng đã sốt ruột, ho gây nôn trớ lại càng khiến các mẹ kinh sợ, chỉ muốn có thuốc chặn đứng cơn ho ngay tức khắc. Nhưng với các bác sĩ, ho lại là một triệu chứng tốt giúp làm sạch đờm từ phế quản phổi giúp bệnh nhanh lành.

Đừng vội chữa ho cho trẻ

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, thời tiết Hà Nội đang trong những ngày ẩm ướt vì mưa xuân, trời nồm, số lượng bệnh nhi đến khám vì hô hấp tăng lên, chiếm đến 60%.

“Viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới là phổ biến nhất và cả hai căn bệnh này đều kèm theo những cơn ho dễ khiến bố mẹ hoảng sợ. Nhiều người khi đưa con đến khám chỉ mong mỏi bác sĩ “kê cho cháu thuốc gì bớt ho”, “nghe con ho mẹ thắt hết cả ruột”, “bác sĩ kê giúp cháu thuốc gì đỡ ho vì cứ ho nhiều là dễ nôn trớ”… Đây là tâm lý khó tránh, nhưng lại là sự nóng vội sai lầm của các bà mẹ”, PGS Dũng nói.

nguyen-tien-dung-1489570816450
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, thấy trẻ ho cha mẹ đừng vội sốt ruột, bởi cơn ho giúp tống đờm ra ngoài sẽ làm bệnh nhanh khỏi hơn. Ảnh: H.Hải

Trong khi đó, nhiều cơn ho thực sự lại có lợi cho bệnh lý của trẻ, giúp tống ra ngoài dịch nhầy, đờm… để trẻ nhanh khỏi bệnh hơn. Vì thế, PGS Dũng đưa ra lời khuyên cha mẹ cần bình tĩnh trước cơn ho của trẻ, không tìm mọi cách giúp trẻ hết ho.

Bởi những cơn ho do nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ thực chất là làm bà mẹ, mọi người xung quanh lo lắng nhưng với trẻ lại không phải vấn đề phiền phức, kể cả cơn ho gây nôn.

Bởi thực tế điều trị lâm sàng cho thấy, ho có thể làm trẻ tỉnh giấc khi đang ngủ, nôn nhưng rất hiếm khi làm trẻ kiệt sức hoặc không thể ngủ được vì ho. Nhiều khi ho một cơn, nôn sạch, thay đồ xong trẻ lại ngủ một mạch đến sáng. Vì thế, các bác sĩ luôn cân nhắc kĩ dùng loại thuốc nào thích hợp với con ho của trẻ, thậm chí không cần dùng thuốc để tự khỏi.

Khi nào dùng thuốc giảm ho?

“Mẹ thì mong muốn con dứt ho, trong khi ho lại là phản xạ có lợi, bác sĩ phải làm sao?”, PGS Dũng nếu vấn đề.

Theo ông, mỗi cơn ho ở các bệnh lý khác nhau lại có các biểu hiện khác nhau và thầy thuốc sẽ là người ra quyết định trẻ dùng loại thuốc gì.

Ho do cảm lạnh, vi rút, nhiễm khuẩn hô hấp trên:

Lúc này, nhóm thuốc ho thảo dược, long đờm được nghĩ đến dù những cơn ho do tác nhân trên, dù không dùng thuốc, cơn ho sẽ “hết lúc nào không biết” sau vài ngày hoặc 1 – 2 tuần.

Nếu quá sốt ruột với những cơn ho của trẻ, có thể cho trẻ uống thuốc ho đông y, hoặc các loại thuốc ho tự chế từ thảo dược như mật ong ngâm chanh đào, lá hẹ, vỏ quýt hấp mật ong, hoa hồng hấp đường phèn…

Ho do viêm phổi, viêm phế quản:

Có rất nhiều nhóm thuốc ho, trong đó nhóm thuốc ho long đờm với Acetylcystein có tác dụng tiêu chất nhày, làm giảm độ đặc quánh của đờm ở phổi bằng cơ chế kích thích để bệnh nhân dễ ho tống đờm ra ngoài.

Đây là lý do mà “sao uống thuốc ho trẻ vẫn ho”, nhưng thực tế lại lợi cho trẻ khi ho vì viêm phế quản, viêm phổi.

Hay với thuốc ho có hoạt chất carbocysteine cũng có tác dụng làm loãng chất tiết phế quản, giảm độ quánh và đặc của đờm làm cho bệnh nhân dễ dàng ho, bật ra đờm nhưng lại chỉ dung trong bệnh lý hô hấp nhưng có hiện tượng khó khạc đờm như các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới ở thể nhẹ và vừa.

Ho do viêm mũi dị ứng:

PGS Dũng cho biết, có bệnh nhi đến khám sau cả 1 – 2 tháng đi khám nhiều nơi vì trẻ cứ ho không dứt. Nghe cơn ho của trẻ, bác sĩ lại nhận ra vấn đề từ…. mũi. Do trẻ bị viêm mũi dị ứng (dù không tiết dịch) nhưng lại kích thích gây ra những cơn ho đặc trưng dai dẳng.

ho-1489570934681
Việc dùng thuốc ho tuỳ tiện có thể gây hại bởi mỗi loại thuốc lại có công dụng khác nhau. Ảnh: H.Hải

Lúc này, xịt thuốc chữa dị ứng mũi sẽ làm giảm cơn ho. Hoặc dung thuốc có Clopheniramine, thuốc Diphenhydramin sẽ mang lại tác dụng chữa ho do viêm mũi dị ứng.

Thuốc thường được phối hợp với một số chế phẩm khác để điều trị ho và cảm lạnh.

“Đặc biệt chú ý loại thuốc này lại không dùng được cho bệnh nhân ho do viêm phế quản, viêm phổi hoặc trong cơn hen phế quản cấp vì có thể làm quánh niêm mạc dịch, dễ dẫn đến suy thở hoặc có tác dụng phụ như: gây khô miệng, buồn ngủ hoặc làm một số trẻ ăn kém hơn. Đây là lý do tôi luôn nhấn mạnh, dùng thuốc ho loại nào cần có chỉ định của thầy thuốc”, PGS Dũng nói.

Ho kích ứng:

Nhóm thuốc ho có thuốc phiện và dẫn chất như Dextromethorphan được bác sĩ kê cho các trường hợp ho kích ứng, do nó có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não.

Thuốc ho này có công dụng giảm ho nhất thời đối với các trường hợp ho do kích thích nhẹ ở phế quản, thường gặp trong ho cảm lạnh thông thường. Thuốc không có tác dụng long đờm. Mặc dù độc tính thấp nhưng nếu dùng liều cao có thể gây ức chế hô hấp do cu chế hệ thần kinh trung ương.

Với loại thuốc ho này lại cần thận trọng không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và những trường hợp bệnh nặng có ứ đọng nhiều đờm dãi.

Ngoài ra, thuốc ho có Codein cũng có tác dụng giảm ho do tác động trực tiếp lên trung tâm ho ở hành não. Tuy nhiên thuốc làm khô và quánh dịch tiết ở phế quản nên cũng không dùng cho các trường hợp nhiều đờm, không khuyến khích dùng cho trẻ dưới 5 tuổi.

( Theo Hồng Hải – Báo dân trí)

Đăng bởi Để lại phản hồi

Sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách cho trẻ nhỏ

Sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách cho trẻ nhỏ.

Trong quá trình nuôi con nhỏ, bạn không thể tránh khỏi việc con bị ốm hay bị sốt vì nhiều nguyên nhân. Khi con bị sốt, hẳn là bạn rất lo lắng và nóng lòng mong con mau khỏi và nghĩ ngay tới “thuốc” để trị bệnh. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần dùng thuốc để hạ sốt. Sốt dưới 38,5 độ vẫn trong mức không cần dùng thuốc hạ sốt, chỉ cần cho trẻ mặc thoáng mát, chườm người nước mát khoảng 25 – 30 độ, chườm chủ yếu vùng cổ, nách, bẹn để hạ nhiệt. Còn nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C mới cần can thiệp của thuốc hạ sốt và cần phải có chỉ định của bác sĩ. Mẹ hãy chuẩn bị kiến thức về cách sử dụng thuốc hạ sốt để chăm sóc bé một cách an toàn.

Đọc tiếp Sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách cho trẻ nhỏ

Đăng bởi Để lại phản hồi

Vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da sơ sinh là gì? Xảy ra ở giai đoạn nào? Tại sao cần phải phát hiện và điều trị sớm?

Vàng da sơ sinh là do tăng Bilirubin gián tiếp (VDSS) rất hay gặp, bệnh xảy ra ở 25-30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng.

Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên nhưng nguy hiểm nhất là trong 2 tuần đầu tiên.

Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ (vàng da sinh lý) nhưng cũng có thể tiến triển nặng (vàng da bệnh lý).

Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do Bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.

Đọc tiếp Vàng da ở trẻ sơ sinh

Đăng bởi Để lại phản hồi

Trẻ sơ sinh nằm phòng điều hòa và những lưu ý

Trẻ sơ sinh nằm phòng điều hòa và những lưu ý

Giai đoạn sơ sinh được tính từ sau khi sinh ra đến 30 ngày tuổi. Trẻ sơ sinh không có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể như trẻ lớn hay người lớn, nhất là trẻ non tháng. Nằm trong bụng mẹ suốt 40 tuần, thai nhi luôn được ấm áp với thân nhiệt của mẹ khoảng 37,50C – 380C, khi chào đời trẻ rất dễ bị lạnh nếu không được chăm sóc đúng cách như lau khô người ngay sau khi tắm hoặc tè ướt quần áo, mặc áo, quấn khăn, đội mũ hoặc đặt da kề da với mẹ. Trẻ sơ sinh nếu để trần truồng trong phòng với nhiệt độ 230C thì sẽ bị lạnh như một người lớn trần trụi trong phòng 00C.

Đọc tiếp Trẻ sơ sinh nằm phòng điều hòa và những lưu ý

Đăng bởi Để lại phản hồi

Làm cách nào để có nhiều sữa cho bé bú?

Làm cách nào để có nhiều sữa cho bé bú?

Nhiều mẹ mới sinh con lần đầu rất bỡ ngỡ trong quá trình nuôi con, cũng như có rất nhiều điều băn khoăn và muốn tìm hiểu để chăm con tốt hơn. Trong đó việc làm thế nào để có nhiều sữa cho con bú mẹ rất được các mẹ quan tâm. Vậy mẹ nào muốn biết làm thế nào để có nhiều “sữa mẹ” cho con tuti thì đọc hết bài này nhé!

Đọc tiếp Làm cách nào để có nhiều sữa cho bé bú?

Đăng bởi Để lại phản hồi

Nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách ( Phần 2)

Chuyên đề 2: Cho con bú như thế nào là đúng cách?

Đối với nhiều bà mẹ, đặc biệt là những bà mẹ có con lần đầu tiên đã gặp không ít khó khăn khi cho trẻ bú. Nhiều vấn đề nảy sinh như: nên cho bé bú khi nào, cách bế bé ra sao, làm thế nào để mẹ và bé thoải mái nhất trong suốt bữa ăn của bé yêu?…

Đọc tiếp Nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách ( Phần 2)

Đăng bởi Để lại phản hồi

Nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách (Phần 3)

Chuyên đề 3: Ăn gì để tăng cường nguồn sữa mẹ?

Trong thời gian cho con bú, người mẹ cần có thêm năng lượng và dinh dưỡng để tạo sữa. Nếu chế độ ăn của bà mẹ quá nghèo nàn, không đủ chất dinh dưỡng bổ sung thêm, bà mẹ sẽ trở nên suy dinh dưỡng và chất lượng sữa không đầy đủ.

thuc pham tot sua

Để tăng cường nguồn sữa mẹ, người mẹ cần lưu ý những điểm sau đây:

Đọc tiếp Nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách (Phần 3)

Đăng bởi Để lại phản hồi

Nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách (Phần 1)

Chuyên đề 1: Lợi ích của việc nuôi con  bằng sữa mẹ?
cach-kich-sua14
Từ khi bắt đầu có loài người, nguồn thực phẩm duy nhất cho trẻ sơ sinh là sữa mẹ. Dần dần khoa học ngày càng phát triển, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, có nhiều sản phẩm dinh dưỡng khác nhau ra đời. Việc nuôi con bằng các loại sữa khác nhau cũng được sử dụng với nhiều mục đích tiện ích. Tuy nhiên, các nhà nhà khoa học đã chứng minh sữa mẹ có những lợi ích thiết thực mà các loại sữa nhân tạo khác không thể nào sánh bằng. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ thể hiện nhiều khía cạnh: