
Hãy sử dụng danh sách những việc cần làm để giữ an toàn cho trẻ tại nhà như một công cụ để tạo môi trường an toàn hơn cho trẻ.
TutiMart khuyến nghị các mẹ nên thực hiện các biện pháp để giữ an toàn cho bé ngay khi bé ở trong giai đoạn 3-6 tháng tuổi, trước khi trẻ có thể bò, như vậy cũng không quá sớm đâu ạ.
Mẹ đừng đợi đến khi con có thể bắt đầu mở các ngăn kéo hoặc cố leo lên cầu thang rồi mới thực hiện việc giữ trẻ khỏi những mối nguy hiểm trong nhà. Hãy làm việc đó ngay khi mẹ có thể, và một cách thận trọng để giúp trẻ tránh khỏi những mối nguy hiểm có thể gây tổn thương (những tổn thương không lường trước được).
Sau đây là danh sách những mối nguy hại tại nhà đe dọa đến sự an toàn của trẻ trong giai đoạn tập bò, tập đi. Hãy đánh dấu vào những mục đã được giữ an toàn.
1 – Đồ điện
• Có rất nhiều những thiết bị điện có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Bếp, tủ lạnh, lò nướng, lò vi sóng, và máy giặt đều có thể gây ra cháy nổ, tiếp cận với những chiếc túi nhựa, những đồ sắc nhọn và những vật dụng gây tổn thương khác. Những đồ vật này nên được bảo vệ với những thiết bị che chắn, then chốt và dây chằng để tránh trẻ sờ vào và bảo vệ trẻ khỏi bị thương. Hãy rút các thiết bị điện khi không sử dụng. Hãy đặt chúng ở phía sau của quầy đựng đồ để trẻ không thể đẩy chúng xuống.
• Dây điện: Dây điện nên để xa tầm với của trẻ em để giảm thiểu khả năng trẻ đến gần các ổ điện. Máy tính và đèn là một số đồ dùng có dây điện nên được bảo vệ để tránh xa tầm tay trẻ em. Những bộ dụng cụ kiểm soát dây điện hay lắp đậy ổ cắm với công cụ thu ngắn dây điện có thể được sử dụng để phục vụ mục đích này. Loại bỏ dây điện cũ hỏng, chắp vá.
• Ổ cắm điện: Chọn cho gia đình những ổ cắm điện loại tốt, loại bỏ ngay những ổ cắm đang trong tình trạng hư hỏng.
Nếu đó là ổ cắm bạn sử dụng liên tục (chẳng hạn như đèn lúc nào cũng được cắm) : Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng vỏ bọc cho ổ cắm điện.
Đối với những ổ cắm thường xuyên được sử dụng (chẳng hạn ổ cắm được sử dụng để cắm sạc điện thoại sau đó lại nhổ ra): Hãy thử dùng bảng ổ cắm dạng trượt để thay thế cho bảng ổ cẳm bạn đang dùng, loại này có một “cánh cửa” có thể trượt , khi bạn rút phích cắm “cánh cửa” này sẽ đóng lại để che ổ cắm.
Những ổ cắm hiếm khi được sử dụng (luôn luôn trong trạng thái không được sử dụng): Hãy dùng những phích cắm vừa khít với ổ cắm bên trong để ngăn trẻ đụng vào.
• Đèn ngủ: Một số đèn ngủ có những mảnh nhỏ và bóng đèn nóng có thể làm trẻ bị thương. Chúng cũng có thể được tháo ra, khi đó trẻ sẽ có cơ hội tiếp cận với ổ cắm. Bạn nên dùng những đèn ngủ an toàn thay cho những đèn ngủ thông thường, những chiếc đèn này sẽ giúp ngăn trẻ tiếp cận ổ cắm.
• Máy móc, máy hút bụi, mỹ phẩm, v.v.: Những đồ vật này nên để ngoài tầm với của trẻ nhỏ, cho dù chúng có nắp giữ “an an toàn” cho trẻ đi chăng nữa. Máy móc, mỹ phẩm, máy hút bụi và những vật dụng trong gia đình khác nên để trong những chiếc thùng chứa ban đầu của chúng cùng với nhãn dán, và trong tủ hoặc trên kệ nơi trẻ nhỏ không thể với tới được. Hãy sử dụng khóa và then chốt các tủ hoặc các ngăn kéo đựng những đồ vật này.
2 – Dụng cụ nhà bếp, vật dụng sắc nhọn
• Mẹ phải hết sức chý ý: Bếp có thể là một trong những căn phòng nguy hiểm nhất trong ngôi nhà, vì chúng vừa chứa nhiều đồ điện và có những vật có thể gây thương tích. Nếu được, tốt nhất là mẹ hãy sử dụng cổng chặn để ngăn trẻ tiến tới bếp, đặc biệt khi mẹ đang nấu ăn.
• Không bao giờ bế trẻ khi đang nấu ăn . Trẻ có thể vồ lấy thức ăn nóng hoặc những vật dụng sắc bén, đó là những thứ có thể làm trẻ bị thương. Nếu một đứa trẻ vồ lấy một vật dụng sắc bén chẳng hạn như một con dao, đừng cố đẩy nó ra khỏi bàn tay của trẻ. Thay vào đó hãy bóp cổ tay của trẻ thật chặt cho đến khi trẻ thả vật đó ra.
• Những chiếc bàn sắc cạnh, khoảng lát trước lò sửa và khung cửa sổ : Hãy sử dụng những miếng đệm mép bàn để bọc mép bàn sắc cạnh, khoảng lát trước lò sửa, bàn máy tính, v.v.
• Hãy sử dụng nắp che nút vặn bật bếp hoặc khóa để ngăn trẻ tiếp cận nút vặn bật bếp.
• Hãy sử dụng khóa bám dính vào tủ lạnh để ngăn trẻ nhỏ mở lấy thức ăn và đồ uống chúng không nên ăn.
• Để dao và những đồ sắc nhọn khác ở trong khăn kéo và khóa lại.
• Để túi nhựa tránh xa tầm tay trẻ.
• Những vật ít dùng thì nên cất, khoá cẩn thận.
• Lò sưởi, bếp củi, vỉ nướng thịt : Bạn không nên cho phép trẻ đến gần lò sưởi, vỉ nướng hay bếp than, bếp củi. Tốt nhất bạn không nên cho trẻ đến gần chúng cho dù bạn đang không dùng chúng. Hãy bảo vệ trẻ khỏi lò sưởi hay bếp bằng cửa lò sưởi. Hãy sử dụng những miếng đệm bọc lên các mép và góc của khoảng lát trước lò sưởi để bảo vệ trẻ khỏi bị va chạm mạnh và bị bầm tím
3 – Đồ vật liên quan đến độ cao
• Cầu thang: Hãy dựng cổng chặn trẻ ở đầu trên và đầu dưới cầu thang. Hãy xem “HƯỚNG DẪN VỀ CỔNG CHẶN CẦU THANG CHO TRẺ” của chúng tôi để giúp bạn chọn được loại cổng thích hợp với không gian nhà bạn. CỬA CHẶN CÓ KHUNG KHÔNG THÍCH HỢP SỬ DỤNG Ở ĐẦU CẦU THANG. Những trường hợp đặc biệt như những đường gờ/ván gỗ ốp chân tường, những vách ngăn không nhẵn, những rào chắn, chấn song bằng sắt , v.v, cần phải có bộ công cụ lắp đặt để tạo ra bề mặt có thể đóng khung.
• Ban công, gác xép, đầu cầu thang, v.v có lan can : Hãy sử dụng tấm chắn lan can để che khoảng trống giữa các lan can và các trụ đỡ tay vịn cầu thang, đặc biệt là những nơi có khoảng trống rộng hơn 10 cm. Hãy vứt bỏ hết những đồ vật ở quanh lan can, tường chắn, v.v. nếu không trẻ có thể dùng chúng để leo lên. Chắng hạn như đồ chơi, bàn ghế và những đồ vật khác khiên trẻ có tính hiếu kì có thể sử dụng để bước lên và bước qua rào chắn.
• Cửa sổ : Cửa sổ (gồm cửa sổ tầng một hoặc cao hơn) có thể rơi xuống gây nguy hiểm cho trẻ. Trẻ không nên có cơ hội tiến đến để mở cửa; những cửa sổ mở hơn 10 cm cũng có thể gây nguy hiểm. Hãy sử dụng thiết bị bảo vệ trẻ khỏi bị thương và/hoặc khóa lên tất cả cửa sổ.
• Rèm cửa sổ: Những sợi dây ở rèm cửa sổ phải luôn luôn để xa tầm với của trẻ em. Chúng có thể làm trẻ bị kẹp mạch máu và chúng có thể dễ dàng được giữ ở ngoài tầm với của trẻ. Dây ở bên trong của rèm cửa sổ cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ làm trẻ bị kẹp. ĐỪNG BAO GIỜ ĐẶT GIƯỜNG CŨI CỦA TRẺ Ở GẦN CỬA SỔ HAY RÈM CỬA SỔ.
4 – Đồ vật nặng, tủ đựng, đồ trang trí dễ rơi
• TV/VCR/DVD/Stereo : Trẻ thường bị hấp dẫn với những cái nút và cái cửa chẳng hạn như nút và cửa ở TV, DVD, hộp dây cáp, v.v.. Những tấm chắn bằng nhựa có thể dùng trong trường hợp này. Hãy gắn dây của thiết bị vào các đồ vật để tránh rơi vào người trẻ.
• Những đồ đạc nặng hay dễ đổ (chẳng hạn như tủ quần áo, tủ đứng, thiết bị giải trí, kệ sách và bàn thay tã, v.v.): Hàng năm có hàng ngàn trẻ nhỏ bị thương vì đồ đạc đổ vào người. Trẻ nhỏ thường kéo ngăn kéo quần áo ra và bước lên đó để trèo lên đồ đạc. Những đồ nặng và/hoặc dễ đổ nên được bỏ đi hoặc dùng dây chằng đồ đạc này vào những mấu ở tường để ngăn chúng đổ vào trẻ. Không nên để những đồ lặt vặt, đồ chơi, hoa, v.v. lên đỉnh của những đồ này để ngăn trẻ không trèo lên.
• Tủ đồ/ngăn kéo : Tủ đồ và ngăn kéo thường đựng nhiều đồ có khả năng gây nguy hiểm cho trẻ chẳng hạn như chất tẩy rửa, thuốc, mỹ phẩm và đồ sắc nhọn như dao và kéo. Tủ đồ và ngăn kéo nên được khóa hoặc chốt lại để ngăn trẻ sờ vào. Những người không thích lắp đặt then chốt cho tủ và ngăn kéo phức tạp thì có thể dùng những then chốt có khả năng kết dính.
• Máy tính và các thiết bị giải trí: Những khu vực quanh máy tính và các thiết bị giải trí có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Nhìn chung, những khu vực này có nhiều dây điện, thiết bị tiếp hợp và những thiết bị nặng như màn hình hay TV. Hãy truy cập website của chúng tôi để tìm hiểu về những thiết bị lắp đậy an toàn cho dây điện, ổ cắm và các thiết bị tiếp hợp, những bộ công cụ kiểm soát dây điện, và những dây khóa an toàn để tránh tổn thương cho trẻ.
5 – Nhà vệ sinh
• Nhà vệ sinh : Trẻ nhỏ rất hiếu kì với nước, tuy nhiên chỉ vài cm nước thôi, chẳng hạn như nước trong nhà vệ sinh, xô hoặc đĩa cho vật nuôi ăn cũng có thể làm trẻ gặp nguy hiểm rất lớn. Hãy sử dụng khóa nhà vệ sinh để ngăn trẻ tiếp cận với nước trong nhà vệ sinh và không bao giờ để nước trong xô, chậu, v.v. Đĩa nước cho vật nuôi uống nên để xa tầm tay của trẻ sơ sinh cũng như trẻ đang tập đi.
• Nguồn nước (vòi nước, bồn tắm, vòi hoa sen) : Trẻ nhỏ không nên tiếp cận với nước vì nhiều lý do. Ngoài nguy cơ ngạt nước ra thì nước cũng có thể khiến trẻ có nguy cơ bị bỏng nếu đó là nước nóng. Nồi đun nước trong nhà không nên để ở nhiệt độ hơn 50 độ C để tránh làm trẻ bị bỏng. Đóng cửa nhà tắm và sử dụng nắp che núm cửa để tránh trẻ đi vào mà không có sự giám sát của bạn.
• Thùng rác : Trẻ nhỏ không nên đến gần thùng rác, những thứ đựng trong thùng rác hoặc những túi đựng rác. Những thùng đựng rác nên được để ở những nơi trẻ không thể với tới và khóa chúng lại bằng những sợi dây.
• Chậu cây : Một số cây trong nhà có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu trẻ ăn phải, và phân bón trong đất cũng có thể chứa chất độc. Những chậu cây nên được đặt ngoài tầm với của trẻ. Nếu không, những chậu cây nên được phủ bằng lưới hoặc tấm nhựa để trẻ không thể đến gần đất trong chậu. Những cửa hàng đồ ngũ kim ở nơi bạn đang ở có thể giúp bạn tìm thấy tấm lưới thích hợp để trẻ không thể đến gần chậu cây, nhưng hãy đậy sao cho cây vẫn có thể “thở được”.
• Máy dò tìm khí CO và khói đốt: Những máy dò tìm khí CO nên được đặt ở mỗi góc khác nhau của phòng ngủ, trên trần cách cách thiết bị đốt nhiên liệu ít nhất 4.57 m (15 feet). Mỗi tầng trong nhà nên có ít nhất một máy dò tìm khói đốt. CO là một khí không màu, không mùi, khí này cực kì nguy hiểm với trẻ nhỏ vì trẻ có tốc độ chuyển hóa nhanh hơn và khí đốt tích tụ trong cơ thể trẻ nhanh hơn so với người lớn.
Những bí quyết khác để bảo vệ an toàn cho trẻ
• Luôn luôn sử dụng những sản phẩm bảo vệ an toàn cho trẻ một cách hợp lý.
• Hãy hướng dẫn cho trẻ lớn hơn, người trông trẻ và khách (bao gồm ông và bà) về việc làm thế nào để sử dụng những sản phẩm giữ an toàn cho trẻ trong nhà một cách thích hợp để bảo vệ con của bạn. Chỉ cần một lần cái tủ vô tình để mở hoặc nhà vệ sinh vô tình không khóa thì nguy hiểm đều có thể xảy ra.
• Hãy tránh để trẻ đến gần nước nóng bằng cách sử dụng các thiết bị chống bỏng và/hoặc đặt ấm đun nước tới nhiệt độ tối đa là 50 độ.
• Hãy chắc chắn rằng những chiếc máy hút bụi, mỹ phẩm, những chậu cây và những chất độc khác được dán nhãn ghi tên và các thành phần trong đó để nếu bé có nuốt phải, bạn có thể đưa thông tin chính xác cho trung tâm chống độc hoặc đội cấp cứu.
• Hãy chắc chắn không để cửa sổ mở hơn 10cm và/hoặc chặn cửa sổ bằng các thiết bị Bảo vệ cửa sổ.
• Luôn luôn giám sát trẻ khi tắm cho trẻ.
• Hãy bỏ những chốt cửa hai mảnh vì nó có nhiều mảnh nhỏ có thể làm trẻ bị nghẹn. Thay vào đó hãy sử dụng chốt cửa một mảnh.
• Hãy để trò chơi của trẻ lớn hơn tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ hơn.
• Hãy để thuốc lá, bật lửa, diêm, và nến xa tầm tay của trẻ.
• Quần áo của trẻ không nên có các nút nhỏ hay dây quàng quanh cổ.
• Hãy kiểm tra xem sàn nhà có những vật nhỏ có khả năng làm trẻ bị nghẹn không, hãy bỏ những đồ dễ vỡ như tượng nhỏ, đồ gốm, bình, v.v. lên những nơi cao hơn để trẻ không thể với tới và bỏ khăn trải bàn và các loại khăn phủ để tránh trẻ đang tập đi trùm lên người.
• Hãy coi việc giữ an toàn cho trẻ là một quá trình liên tục.
Danh sách những việc cần làm để giữ an toàn cho trẻ được tạo ra một cách tỉ mỉ nhất có thể, tuy nhiên, hãy nhớ rằng danh sách này chỉ mang tính chất tham khảo, và nó không thể đề cập đến tất cả những vấn đề an toàn cho trẻ nhỏ trong nhà bạn. Vì mỗi đứa trẻ một tính cách, vì vậy mỗi bé sẽ có những biện pháp giữ an toàn khác nhau. Những biện pháp có tác dụng với một cặp bố mẹ hoặc một đứa trẻ nhưng không có nghĩa nó là giải pháp tốt nhất cho bạn và con của mình.
Những sản phẩm giúp giữ an toàn cho trẻ có nghĩa là những vật cản, chứ chúng không thể thay thể cho sự giám sát cẩn thận của người lớn.
Đừng bao giờ để trẻ nhỏ ở ngoài tầm quan sát.
(TutiMart biên dịch và hiệu đính)