Đăng bởi Để lại phản hồi

Sặc ở trẻ nhỏ và những điều cần biết

Sặc ở trẻ nhỏ và những điều cần biết

Hẳn bạn không lạ lẫm gì với khái niệm “sặc”. Sặc là biểu hiện bạn dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống khi ai đó đang uống nước, uống sữa, ăn cơm, nói chuyện …và đối với mọi người sặc không có gì đáng bàn luận cả. Nhưng với trẻ nhỏ thì sao, sặc có nguy hiểm không, có ảnh hưởng gì và cần có những kiến thức gì về sặc để bạn chăm sóc sức khỏe con yêu tốt hơn? Hãy cùng TutiMart tìm hiểu nhé.

Cơ chế gây sặc

Sặc là một phản xạ co thắt thanh môn, khi có đồ ăn thức uống hay dị vật lọt vào khí quản làm tắc nghẽn đường thở, tạo phản xạ đầu tiên là ho mạnh nhằm đẩy dị vật ra ngoài.

Tai biến có thể gặp khi bé bị sặc

Sặc với người lớn thường không nguy hiểm, tuy nhiên với trẻ nhỏ đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi sặc có thể rất nguy hiểm. Vì vậy các bậc cha mẹ phải hết sức lưu ý vì thức ăn nước uống của trẻ nhỏ thường là chất lỏng rất dễ gây sặc.
Khi sặc, bé có phản xạ hít hơi để khóc to, ho mạnh. Điều này làm các chất ọc bị hít sâu vào khí quản hoặc phế quản gây ngạt thở, tím tái. Cấp cứu không kịp thời có thể đột tử (chết).
Với trẻ em, chỉ ngưng thở 4 phút  là đã gây ra chết não. Một số trường hợp cứu sống được thì đứa bé cũng bị di chứng não (bại não do não không được cung cấp oxy trong thời gian bé bị ngưng thở) thành tàn tật suốt đời.
 

Một số sai lầm về cách cho ăn cho uống dễ gây sặc với trẻ nhỏ

Nằm cho bú hoặc kê bình sữa vào gối cho bé tự bú

Đối với các bà mẹ mới sinh con, cơ thể còn rất mệt mỏi và đau nhức, các mẹ thường có xu hướng nằm cho con bú để giảm bớt sự mệt mỏi đó. Tuy nhiên tốt hơn hết, các mẹ hãy chịu khó ngồi dậy cho con bú vì bé yêu của bạn vẫn còn rất nhỏ, mà sữa mẹ lại đang trong gian đoạn ” tràn trề”, rất dễ làm cho bé sặc sữa khi sữa mẹ xuống nhiều con không bú kịp.

TutiMart_Mẹ nhiều sữa
Sữa mẹ trong gian đoạn ” tràn trề” rất dễ làm cho bé sặc sữa

Việc ngồi cho con bú cũng giúp bạn cho con bú đúng tư thế dễ hơn là cho bé bú nằm. Bạn cũng sẽ có cơ hội vận động cơ thể sau sinh thay vì cả ngày nằm im một chỗ. Nếu bạn cảm thấy mỏi tay, mỏi gối, mỏi lưng khi bế con bú, hãy ngồi dựa gối, lấy gối mềm kê đầu gối của mình cao lê để nâng đỡ cho bạn.

Tuyệt đối không được kê bình sữa vào gối cho bé tự bú hoặc không theo dõi lúc bé bú bình vì rất nhiều trường hợp để bé tự bú, khi bé có dấu hiệu sặc không sơ cứu kịp thời dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.

TutiMart_be tu bu
Luôn để ý khi trẻ tự bú bình

Nằm cho uống nước, nằm ngửa uống nước khi bé bị nấc

 Khi bé bị nấc thì cách tốt nhất chữa nấc là cho bé bú hoặc cho bé uống nước (trẻ trên 6 tháng có thể uống chút nước khi bị nấc). Nhưng hãy bế bé khi bú, hoặc cho bé ngồi uống nước, không nên để bé nằm ngửa rồi đổ nước cho bé uống.
Việc bé bị nấc là thường xuyên xảy ra với trẻ nhỏ và hết sức bình thường, nấc có thể tự khỏi mà không cần là gì, thế nên bạn không cần phải nôn nóng để giúp con khỏi nấc bằng cách bắt ép con ngửa cổ uống nước sẽ rất dẽ gây sặc.
 

Đặt bé nằm ngay sau khi bú no

 UntitledThói quen cho bé nằm ngay sau khi bú no hầu như mẹ nào cũng có. Và thói quen này là thói quen không tốt cho bé chút nào. Cơ vòng giữa dạ dày và thực quản (còn gọi là tâm vị) là van một chiều cho phép thức ăn đi từ thực quản xuống dạ dày chống trào ngược lại. Ở trẻ sơ sinh tâm vị còn non yếu, hoạt động chưa chắc chắn, hơn nữa cổ dạ dày và thực quản là một đường thẳng chứ chưa có nếp gấp như ở người lớn. Vì vậy khi trẻ bú no xong, nếu đặt bé nằm ngay sẽ dễ dẫn đến chớ sữa (hiện tượng trào ngược dạ dày) và rất dễ gây sặc. Bạn hãy bế bé cho bé ợ hơi rồi kê cho bé nằm nghiêng khoảng 30 độ trong vòng 15 phút rồi hãy đặt bé nằm xuống nhé.
 

Đút bé ăn, bú khi bé đang khócTutiMart-Trẻ khóc khi ăn

 Khi bé đang khóc, bạn hãy kiên nhẫn đợi bé nín khóc rồi mới cho ăn, cho uống. Vì khi bé khóc là bé đang lấy hơi hít sâu vào, nếu bố mẹ cho con ăn, uống lúc này rất nguy hiểm, đồ ăn, nước uống theo lực hít hơi của bé có thể đi sâu vào khí quản hoặc phế quản gây tai nạn không đáng có.
 
 

Cách sơ cứu khi bé bị sặc

Khi bé sặc, bạn phải bình tĩnh và làm nhanh các thao tác sau:

tre-bi-sac-sua1

  • Cho bé nằm sấp dọc theo cánh tay người lớn, ngón cái và ngón trỏ giữ cằm bé để bé há miệng to, các ngón tay còn lại nâng đỡ đầu và cổ bé.
  • Để người bé nghiêng sao cho phần đầu chúc xuống dưới
  • Tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng của trẻ từ 5-7 cái để tống dị vật đang mắc ở cổ họng của trẻ ra ngoài.
  • Trong trường hợp dị vật vẫn không ra, hãy đặt bé nằm nguyên ở tư thế đó, dùng hai ngón tay đặt lên phần nửa dưới xương ức của trẻ và ấn mạnh xuống khoảng 3 giây một lần. Cách này sẽ tạo ra cơn ho nhân tạo để dị vật có thể bị tống ra ngoài khi bé ho.

tre-bi-sac-sua2

  • Nếu như tất cả các cách trên đều không hiệu quả, sữa/dị vật vẫn không được tống ra ngoài, bạn hãy đặt trẻ nằm ngửa, đặt hai ngón tay lên phần phía dưới của xương ức ấn 5 lần liên tiếp. Và sau đó, hãy đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ kiểm tra, thăm khám.
  • Đối với trẻ lớn: bạn hãy đặt trẻ nằm ngửa, dùng tay ấn thật nhanh và mạnh vào khu vực giữa xương ức và xương sườn của trẻ. Hoặc bạn có thể đặt trẻ khum người về phía trước, dùng tay vỗ mạnh vào lưng ( khu vực giữa hai bả vai) để dị vật được đẩy ra ngoài.

Video cách sơ cứu trẻ khi sặc sữa:

Giờ đây bạn đã hiểu vì sao lại bị sặc, cách phòng tránh và sơ cứu như nào. Chúc các bạn luôn vững vàng kiến thức để chăm con. Chúc các con luôn khỏe mạnh và an toàn.

 
 TutiMart tổng hợp
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *